Việc nắm rõ thủ tục mua bán nhà đất sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức cũng như rủi ro không đáng có trong việc mua bán nhà đất.
4 điều cần nhớ khi lựa chọn chủ đầu tư bất động sản
Học ngay 7 bí quyết sau đây để đầu tư đất nền sinh lời cao
Cách kiểm soát những rủi ro khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng
Điều kiện để thực hiện thủ tục mua bán nhà đất
Không phải mảnh đất hay dự án nhà đất nào bạn muốn mua đều có thể thực hiện thủ tục mua bán. Mua bán nhà đất là những giao dịch có giá trị lớn, sẽ chứa nhiều rủi ro nếu không thực hiện đúng quy định của pháp luật. Vậy nên bạn phải tìm hiểu, cập nhật thường xuyên thông tin về thủ tục mua bán nhà đất.
Trong đó, điều kiện để thực hiện được thủ tục mua bán nhà đất gồm có:
+ Đất không có tranh chấp
+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ hợp pháp liên quan khác.
+ Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê hay thừa kế phải được đăng ký tại cơ quan quản lý đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
+ Các điều kiện pháp luật có quy định khác. Đối với từng loại đất cụ thể, pháp luật sẽ có các quy định riêng.
Thủ tục mua bán nhà đất
Bước 1: Hai bên ký vào bản hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng. Hồ sơ chuẩn bị gồm có:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Thông báo nộp lệ phí trước bạ
+ Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của cả 2 bên (còn thời hạn sử dụng: Chứng minh không quá 15 năm và Hộ chiếu không quá 10 năm kể từ ngày cấp).
+ Giấy đăng ký kết hôn (trường hợp đã kết hôn) hoặc giấy xác nhận độc thân (trường hợp đang độc thân hoặc đã ly hôn), hoặc văn bản thỏa thuận tài sản riêng chung của vợ chồng.
+ Trong trường hợp có ủy quyền thì văn bản ủy quyền phải được công chứng và người được ủy quyền cũng phải mang bản chính Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu và Sổ hộ khẩu.
Lưu ý: Các loại giấy tờ, văn bản, hợp đồng liên quan đến việc mua bán nhà đất đều được phải chứng thực theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013. Bao gồm: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Văn bản thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Các loại giấy tờ, văn bản, hợp đồng liên quan đến việc mua bán nhà đất đều được phải chứng thực
Bước 2: Người cần mua nhà đất nộp hồ sơ kê khai và đóng lệ phí trước bạ tại Chi cục thuế cấp quận, huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Bước 3: Bên mua hoặc bên bán nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của UBND cấp quận/huyện. Trường hợp, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất thì trong hồ sơ có gửi kèm bản vẽ sơ đồ diện tích đất, nhà ở đã được thẩm tra bởi UBND cấp tỉnh.
Bước 4: Căn cứ vào hồ sơ nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, họ sẽ tiến hành kiểm tra, so sánh với thực tế và gửi thông tin cho cơ quan thuế để xác định những nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bước 5: Khi nhận được thông tin từ cơ quan thuế, cơ quan quản lý đất đai sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
Bước 6: Bước cuối cùng trong thủ tục mua bán nhà đất là người nắm quyền chủ sở hữu mảnh đất phải nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý đất ở để nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Lưu ý, để hoàn thành các thủ tục mua bán nhà đất mà không tốn quá nhiều thời gian và công sức, bạn nên tìm đến đúng cơ quan có thẩm quyền liên quan để giải quyết như văn phòng công chứng trong phạm vi tỉnh nơi có nhà đất mua bán; Phòng tài nguyên môi trường; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc UBND huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; Cơ quan thuế thuộc UBND huyện/ thị xã/thành phố thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân phường/xã.