Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam mang nhiều giá trị thực với tiềm năng phát triển mạnh tuy đang bị bủa vây bởi nhiều khó khăn, thách thức.
Forest In The Sky: Điểm sáng cho công trình xanh tại Việt Nam
Vốn 1,2 tỷ, có thể đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng không?
The Legend – Sức hút của dự án đẳng cấp nhất Flamingo Đại Lải
Bất động sản nghỉ dưỡng là gì?
Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đã du nhập vào nước ta trong những năm gần đây, song hành với du lịch nghỉ dưỡng. Hiện nay có rất nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng được đầu tư và phát triển bởi các tập đoàn lớn với đa dạng các loại hình như biệt thự nghỉ dưỡng, Condotel, shophouse/shoptel, minihotel,… được xây dựng tại những vùng có tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Phan Thiết…
Dự án bất động sản nghỉ dưỡng Flamingo The Legend
Đây là sản phẩm vừa để nghỉ dưỡng vừa để đầu tư sinh lời dành cho nhà đầu tư thứ cấp hợp tác với các chủ đầu tư lớn nhằm gia tăng tài sản đầu tư, chia sẻ lợi nhuận ổn định và phát triển thị trường một cách bền vững. Nhà đầu tư thường có 2 sự lựa chọn là: tự kinh doanh hoặc cho chủ đầu tư thuê lại để vận hành kinh doanh sau đó chia lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh đó.
Cơ hội nào cho đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng
Ngày nay, các kênh đầu tư chứng khoán, vàng, ngoại tệ tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi thị trường biến động thất thường trước bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và trong nước vẫn còn nhiều bất ổn và khó khăn. Kênh đầu tư truyền thống là gửi tiết kiệm ngân hàng – hình thức đầu tư chắc tay nhất nhưng tỷ suất sinh lời cũng thấp nhất đứng trước hàng loạt thông tin tiền gửi” không cánh mà bay” xảy ra ở một số ngân hàng khiến cho khách hàng ngày càng lo ngại. Trong khi đó, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn được đánh giá cao do là kênh đầu tư đồng hành cùng sự phát triển của ngành du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn theo chính sách của Chính Phủ.
Năm 2018, Việt Nam đã được Tổ chức Du lịch thế giới xếp thứ 3/10 quốc gia tăng trưởng du lịch cao nhất. Theo Tổng cục Du lịch, trong năm 2018 Việt Nam đã đạt gần 15.5 triệu lượt khách quốc tế, 80 triệu lượt khách nội địa và riêng quý I/2019, nước ta đón được 5 triệu lượt khách quốc tế. Đó là những tín hiệu đáng mừng cho tiềm năng tăng trưởng của bất động sản nghỉ dưỡng.
Bên cạnh đó, mức sống của người dân được nâng cao khiến nhu cầu hưởng thụ cao cấp cũng ngày càng lớn. Ngoài ra, Việt Nam đang bắt đầu xuất hiện một số loại hình du lịch nghỉ dưỡng mới như du lịch tham quan, du lịch chữa bệnh, du lịch kết hợp hội thảo hội nghị, du lịch tâm linh, du lịch mua sắm. Đây cũng là một lượng cung dồi dào khiến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng càng thêm sôi động.
Rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng đã đến lúc nhìn nhận bất động sản nghĩ dưỡng đang bị bủa vây bởi nhiều khó khăn như tồn đọng vốn do tính thời vụ và chịu ảnh hưởng bởi sóng thị trường; chưa có khung pháp lý rõ ràng, còn nhiều vướng mắc; giá bán đã bị đẩy lên quá cao, không còn phù hợp với các nhà đầu tư mua đi bán lại; doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều vấn đề khi du lịch Việt Nam ngày càng siết chặt vào bảo vệ môi trường,…
Trong đó, vấn đề pháp lý luôn được quan tâm hàng đầu. Các nhà đầu tư thứ cấp một khi quyết định “xuống tiền” luôn mong muốn rằng những loại căn hộ khách sạn này phải được xem là một loại tài sản và ra được sổ đỏ ổn định lâu dài. Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành, sổ đỏ ổn định lâu dài chỉ được cấp cho 2 loại đối tượng là đất ở và đất nghĩa trang trong khi đa số các sản phẩm bất động sản nghĩ dưỡng được xây dựng trên các loại đất thương mại – dịch vụ với sổ đỏ có thời hạn. Bộ Xây dựng, Chính phủ cần tháo gỡ vướng mắc này để tạo niềm tin và thúc đẩy nguồn vốn từ các nhà đầu tư thứ cấp.
Kế tiếp đó là trở ngại trong khả năng thanh khoản của sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng. Chẳng hạn như thị trường Condotel, có những căn đã bị đẩy lên mức 80 – 90 triệu/m2, mức giá không còn hấp dẫn với các nhà đầu cơ mua đi bán lại, ăn chênh lệch giai đoạn trước. Chính vì thế, thị trường đã giảm đi sự sôi động do nhóm nhà đầu tư này dần rút đi, chỉ còn lại những nhà đầu tư lâu dài, quan tâm khả năng sinh lời từ giá trị thực của dự án bằng việc cho thuê lại.
Cũng vì nhu cầu đầu tư lâu dài, khách hàng trên thị trường này ngày càng kén chọn chủ đầu tư. Chỉ những chủ đầu tư uy tín, chất lượng, có khả năng điều hành, khai thác, kinh doanh dự án sau đầu tư hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn nguồn vốn với khả năng sinh lợi cao, bền vững mới hấp dẫn họ.
Song, chúng ta phải nhìn nhận rằng bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam vẫn là một thị trường mang nhiều giá trị thực và có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai khi ngành du lịch vẫn tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm.
Hiện, Bộ Xây dựng cũng đang tiến hành nghiên cứu, sửa đổi các quy định Thông tư 02/2016/TT-BXD về quy chế quản lý sử dụng Nhà chung cư, các quy chuẩn về xây dựng, quy chế quản lý kinh doanh condotel, officetel,… Dự kiến những quy chuẩn này sẽ ban hành vào cuối năm 2019, giúp giải tỏa nhiều khúc mắc và đưa bất động sản nghỉ dưỡng trở về đúng giá trị của nó.